Home / Dịch Tổng Hợp - Danh Sách Top / Top 04 Công Nghệ Nhà Thông Minh Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Top 04 Công Nghệ Nhà Thông Minh Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Danh Sách Top 04 Công  Nghệ Nhà Thông Minh Phổ Biến Nhất Hiện Nay

Một ngôi nhà thế nào được gọi là Nhà thông minh? Smart Home là một khái niệm tuy không quá xa lạ với dân công nghệ (IT) nhưng vẫn còn khá lạ tai với đa số người dân nói chung.

Hiểu theo cách đơn giản nhất, Smart Home là ngôi nhà mà ở đó mọi thiết bị liên quan đến điện năng đều được điều khiển trực tiếp bằng bản công tắc cảm ứng hay điều khiển từ xa qua những nút chạm hiển thị trên màn hình smart phone, tablet, máy tính cá nhân (PC, laptop).

Theo nghĩa tương đối đầy đủ Smart Home là ngôi nhà được tích hợp những công nghệ tân tiến về kỹ thuật điện-điện tử-tin học để quản lý và điều khiển các thiết bị điện theo mong muốn của chủ nhà mọi lúc, mọi nơi theo những chương trình được cài đặt theo ngữ cảnh, lịch trình, cảm biến tự động. Sự kết nối này được tạo ra từ 2 công nghệ truyền tín hiệu: có dây và không dây. Hiện nay phổ biến nhất có 4 công nghệ chính sau đây:

1. Công nghệ điều khiển có dây

Các thành phần điều khiển kết nối với bộ trung tâm cần có dây tín hiệu. Vì vậy nhà thông minh công nghệ có dây có ưu điểm là rất ổn định về đường truyền.
Tuy nhiên, nhược điểm của công nghệ này là lắp đặt khó khăn hơn. Đối với nhà mới xây, cần phải chạy các dây tín hiệu riêng. Nhưng đối với nhà đã xây và đang sử dụng, việc nâng cấp thành nhà thông minh với công nghệ có dây thì khó khăn vô cùng.

Để thực hiện nâng cấp ngôi nhà đang sử dụng thành nhà thông minh bằng công nghệ có dây, cần:

  • Phải đục khoét tường chạy dây tín hiệu
  • Can thiệp vào kiến trúc, vật dụng và đồ đạc trong nhà để phục vụ thi công.
  • Rủi ro có thể đục phải các dây điện chạy ngầm trong tường.
  • Đó là điểm bất cập khi nâng cấp lên ngôi nhà thông minh sử dụng công nghệ điều khiển có dây

Công Nghệ Không Dây Bao Gồm Những Công Nghệ Phổ Biến Sau:

2. Nhà thông minh công nghệ wifi

Nhà thông minh công nghệ wifi là loại hình được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Ứng dụng nhiều nhất là truyền internet. Nhà thông minh công nghệ wifi gồm bộ điều khiển trung tâm, các thành phần điều khiển. Các thành phần điều khiển và bộ điều khiển trung tâm kết nối internet qua sóng wifi và trao đổi tín hiệu với nhau.


Điểm mạnh của nhà thông minh công nghệ wifi so với công nghệ có dây là lắp đặt dễ dàng, nhanh chóng. Chỉ cần thay các công tắc điện thông thường bằng công tắc điện thông minh, kết nối với internet và cấu hình. Các thành phần cảm biến còn lại sử dụng công nghệ wifi không dây nên lắp đặt rất dễ dàng.

Tuy nhiên, điểm yếu của công nghệ này chính là sự ổn định của sóng wifi. Trường hợp mất internet hoặc moderm wifi gặp vấn đề sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định của nhà thông minh. Chưa kể, trong khu vực có nhiều thiết bị kết nối wifi cũng sẽ làm tín hiệu yếu hơn và ảnh hưởng đến tính ổn định của hệ thống.

3. Công nghệ Zigbee

Cũng giống như công nghệ wifi, nhà thông minh công nghệ Zigbee lắp đặt dễ dàng và rất nhanh. Điểm khác biệt là bộ điều khiển và thành phần điều khiển khác (công tắc, cảm biến) sử dụng công nghệ zigbee. Điểm mạnh của công nghệ Zigbee chính là tổn hao năng lượng thấp, rất ổn định. Đó cũng là ưu điểm của nhà thông minh công nghệ Zigbee so với wifi.

Nếu như nhà thông minh công nghệ wifi có khả năng bị ảnh hưởng bởi sóng nhiễu do nhiều thiết bị khác cùng kết nối wifi. Thì nhà thông minh công nghệ Zigbee lại rất ổn định, vì chỉ có các thành phần điều khiển kết nối với nhau mà thôi.

Điểm yếu của nhà thông minh công nghệ Zigbee là các thiết bị khác nhà sản xuất đang khó kết nối với nhau. Đây cũng là điểm mà các nhà phát triển đang nâng cấp, hoàn thiện trong tương lai. Tại Việt Nam, 2 thương hiệu là nhà thông minh Bkav và nhà thông minh Lumi cũng sử dụng công nghệ Zigbee cho giải pháp smarthome của mình.

4. Công Nghệ Không Dây Mesh-Grid

Áp dụng công nghệ giao tiếp không dây Mesh-Grid với chuẩn mã hóa độc quyền. Giải pháp Siêu phân luồng: mọi thiết bị đều tham gia, tạo nhiều “kênh” giao tiếp.Tích hợp tính năng Repeater trong mọi thiết bị, giúp mở rộng hệ thống không giới hạn và ổn định với đa luồng truyền dữ liệu. Giúp giảm công suất RF: nhỏ hơn sóng điện thoại 265 lần.

• Áp dụng công nghệ mã hóa AES trong các lớp giao tiếp đồng thời sử dụng tài khoản 2 lớp
• Mở rộng hệ thống dễ dàng. Lỗi trên nhánh không ảnh hưởng đến hệ thống
• Nhận dạng sự cố ngoài hệ thống và tự động bảo vệ. Tự động khôi phục trạng thái. Tự động phát hiện và khắc phục lỗi.
• Áp dụng công nghệ điện toán đám mây giúp kết nối hoàn toàn tự động và server dự phòng back up tự động giúp hệ thống có tính ổn định cao.

Hiện nay trên thì trường Việt Nam Acis Là đơn vị áp dụng công nghệ này độc quyền này, bạn có thể liên hệ với Acis để biết thêm thông tin chi tiết. Tham khảo thêm công nghệ điều khiển từ xa của nhà thông minh Acis

Mỗi công nghệ có ưu nhược điểm khác nhau. Người dùng lựa chọn nhà thông minh tùy công nghệ để phù hợp với hoàn cảnh của mình. Tựu chung lại, công nghệ không dây được sử dụng nhiều nhất, trogn đó phải kể đến là 2 công nghệ Zigbee và Mesh-Grid.

About Biên Tập Viên

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *